Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    So sánh Việt Nam và các nước láng giềng: Từ góc nhìn ODA

    Tình cờ em được biết đến data của WB về tình hình nhận viện trợ ODA của các nước trên thế giới (link data), và đọc 1 số nhận định của một số chuyên gia, phát hiện ra vài điều sau đây mà trước nay ít thấy được đề cập.



    [IMG]data/attachments/40/40873-532705ae4102c6ed38dda9338c13870a.jpg[/IMG]



    Thử nhặt ra 1 số nước lân cận quanh Việt Nam (bỏ đi bác Brunei số quá nhỏ, còn bác Les Timor thì số quá to).



    [IMG]data/attachments/40/40871-478619e08d30a3c746e54b7a77d3dd0b.jpg[/IMG]



    So sánh thử 3 nước có vẻ tương đồng với Việt Nam, nhất là Thái Lan.



    [IMG]data/attachments/40/40872-0abb2e65dd685b41101d9a2495adf081.jpg[/IMG]

    Biểu đồ vay xin viện trợ phát triển dành cho các nước nghèo (ODA) của VN so với Thái Lan (từ dữ kiện Ngân hàng Thế giới). Theo biểu đồ thì Thái Lan ngưng xin viện trợ từ trước 2000 và trở thành nước CHO viện trợ từ 2003.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích FB anh Đạt: Năm 2003 cho thấy, Thái Lan đã không còn vay tiền nữa các con số ODA của họ đều âm (-), nghĩa là chấm dứt kiếp dong buồm ăn xin.

    Cụ thể, năm 2003, Thái -14.62512493, Việt +22.02022185. Và đến năm 2013, ta +45.53360926, bạn là - -0.353825136



    [IMG]data/attachments/40/40874-be953453d9955df2b98c1ca1e7203b0b.jpg[/IMG]



    Tôi nhìn sang Philippines, thì đến năm 2011, họ đã -1.899142269. Đáng ngạc nhiên, China, dù vay ODA rất ít, nhưng cũng đến năm 2011 cũng mới cho đi -0.522880971

    Tôi nhìn sang Singapore thì đến năm 1995, bảng số liệu đã trắng xoá, nghĩa là không còn dữ liệu cho vay và (cũng như không cho vay.)

    Chưa kể, nợ công VN đã chính thức được thừa nhận "vượt mức báo động" trong mức cho phép là 65% GDP. Mà con số này vẫn còn đẹp là nhờ cơ quan thống kê đã bỏ qua các khoản nợ công thực sự được sinh ra bởi các doanh nghiệp công, các tập đoàn quốc doanh con ông cháu cha, làm ăn trì trệ, thất thoát, vay mượn chưa trả được. Theo cách nhẩm của ngoài là đã ở mức hơn 150 thậm chí là 200% so với tổng sản phầm toàn dân lảm ra được.

    Những cái nợ này đi vào đâu? Nó có khiến bạn bớt lượn hồ, bớt cà phê, bớt du lịch không? Không các bạn ạ. Nó chả ảnh hưởng gì đến đời sống hưởng thụ của các bạn. Nó chỉ hạ thấp mọi loại chất lượng công, các công trình công cộng, bệnh viện, trường học, đường xá, xe bus, những thứ đáng nhé sẽ tốt hơn từ cái thời nước Thái không còn vay nợ, nhưng ở ta thì vẫn rách rưới chắp vá đến bây giờ. Nó đi vào những cái đáng nhẽ con chúng ta được thụ hưởng một bầu không khí trong lành, một dich vụ y tế sạch sẽ, các công trình công cộng an toàn. Đáng sợ hơn, nó biến thành tất cả các loại phí không tên gặm nhấm hầu bao của các bạn cho dù ai cũng bị khấu trừ thuế... Nó vô hình nhưng là thứ thực tại xấu xí mà chúng ta sẽ ngần ngại khi nghĩ đến một ngày kia, cần cống hiến miễn phí cho đất nước.

    Cũng là 1 cái đáng suy ngẫm nhỉ?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    Nước nào đang nhận ODA nhiều nhất?



    [IMG]data/attachments/40/40875-de3faaf5a5cb37f5caea521b930c2af9.jpg[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Tổng số vốn ODA cho các nước



    [IMG]data/attachments/40/40876-54c725f68b9e69705f8823b5cc6d33bb.jpg[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Việt Nam nhận khoảng 5 tỷ USD vốn ODA trong năm 2014

    Giá trị ký kết gần 11 tháng đầu năm 2014 chưa cao, chỉ bằng chưa tới 70% cùng kỳ 2013, do nhiều chương trình, dự án của một số nhà tài trợ như ADB, Nhật Bản... dự kiến đàm phán ký kết vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015.

    Theo số liệu được đưa ra tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2014, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 (tính đến ngày 12/11/2014) đạt hơn 4 tỷ USD (trong đó bao gồm 3,96 tỷ USD ODA và vốn vay ưu đãi, 60 triệu USD ODA viện trợ không hoàn lại), bằng 69,38% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giá trị ký kết gần 11 tháng đầu năm 2014 chưa cao do nhiều chương trình, dự án của một số nhà tài trợ như ADB, Nhật Bản... dự kiến đàm phán ký kết vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015.

    Trong các lĩnh vực nhận được vốn ODA thì những lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng tập trung nhiều nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong khi các lĩnh vực khác như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, năng lượng, y tế, giáo dục và đào tạo, thể chế,…chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến, nếu không có thay đổi lớn, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết của cả năm 2014 ước đạt 5 tỷ USD, bằng 76,91% so với mức của năm 2013. Trước đó, tổng vốn ODA và nguồn vốn vay ưu đãi ký kết với nhà tài trợ trong năm 2013 đạt hơn 6,5 tỷ USD (ODA vốn vay và nguồn vốn vay ưu đãi xấp xỉ 6,14 tỷ USD, ODA viện trợ không hoàn lại đạt 366 triệu USD).

    Trong khi đó, mức giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong 11 tháng đầu năm ước đạt khoảng 4,96 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: vốn vay khoảng 4,84 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại khoảng 116 triệu USD.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương chưa thực sự đồng đều. Các lĩnh vực như giao thông, năng lượng điện, phát triển đô thị, nông nghiệp và phát triển nông thôn có tiến độ thực hiện tốt hơn nhiều so với các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục và đào tạo, thông tin truyền thông, lao động, thương binh và xã hội. Tương tự, giải ngân của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có mức cao hơn nhiều so với các địa phương khác trong cả nước.

    Về những tồn tại, thách thức trong công tác quản lý và thực hiện nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vấn đề lớn nhất vẫn là chậm giải phóng mặt bằng dẫn tới đình trệ trong thực hiện dự án. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh, thay đổi trong quá trình thực hiện dự án làm phát sinh chi phí và kéo dài thời gian thực hiện.

    Ngoài ra, việc thiếu vốn đối ứng đối với các dự án đầu tư xây dựng vẫn phổ biến, mặc dù Chính phủ đã huy động tối đa các nguồn vốn, kể cả nguồn vốn trái phiếu để bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi. Các vấn đề còn lại là năng lực nhà thầu hạn chế, năng lực của các Ban Quản lý dự án yếu, thiếu chuyên nghiệp.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    20 năm, Việt Nam vay 80 tỷ USD vốn tài trợ ODA

    Nguồn vốn ODA tại Việt Nam được thực hiện dưới 3 hình thức, chủ yếu gồm ODA viện trợ không hoàn lại (chiếm khoảng 10-12%), ODA vay ưu đãi chiếm (80%) và ODA hỗn hợp (chiếm khoảng 8-10%).
    Từ năm 1993 đến 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam đã lên đến 89,5 tỷ USD; tổng vốn đã ký kết đạt 73,68 tỷ USD, bình quân 3,5 tỷ USD/năm.

    Vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân đạt 53,89 tỷ USD, chiếm trên 73,2% tổng vốn ODA đã ký kết.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •