Kết quả 1 đến 5 của 5
  1. #1
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0

    6 điều giúp tôi không còn lo lắng về tiền bạc

    1. Một “hậu phương” vững chắc để sẻ chia

    Áp lực tài chính thường đến từ gia đình. Nếu hai vợ chồng có các mục tiêu tài chính khác nhau hoặc có người tiêu tiền nhiều hơn người kia sẽ có thể gây ra căng thẳng trong hôn nhân.



    Khi mối quan hệ bắt đầu trở nên nghiêm trọng, các cuộc thảo luận mở về cách quản lý tiền bạc và những mục tiêu tài chính có thể giúp bạn chắc chắn rằng đối phương cũng có cùng quan điểm.

    2. Tiết kiệm sớm

    Ngay sau khi tôi bắt đầu đạt mức lương tối thiểu, tôi đã bắt đầu tiết kiệm tiền. Khi ở độ tuổi 20, tôi chưa suy nghĩ về những mục tiêu lâu dài như hưu trí hoặc thậm chí mua một căn nhà - nhưng tôi xem khoản tiền tiết kiệm này như là một khoản phòng thân cho những trường hợp bất ngờ. Một khi bạn biết rằng mình có một ít tiền dành dụm để thoát khỏi một số cú sốc tài chính, bạn sẽ ít lo ngại về những cú sốc đó hơn.

    3. Một lối sống không nợ nần

    Không có gì sai với việc vay tiền để mua thế chấp nhà hay mua xe khi thích hợp. Tuy nhiên, tôi nghĩ là mọi người không nên ở trong trạng thái luôn luôn nợ nần, vì vậy tôi đã cố gắng giữ các khoản vay trong thời gian càng ngắn hạn càng tốt. Lý do thực sự của việc này là trong những năm qua, tôi đã tiết kiệm được hàng ngàn đô la chi phí lãi suất bằng cách giảm thiểu các khoản vay.

    4. Sống giản dị

    Tiết kiệm tiền và giảm thiểu nợ đòi hỏi phải hy sinh một số thứ, nhưng tôi không cảm thấy tiếc nuối. Một phần là do rèn luyện được khả năng coi trọng những thứ xa xỉ nhỏ bé hơn là khao khát đạt được những món đồ thật sự tốn kém.

    Một yếu tố khác là nhận thức của cá nhân - tôi biết rằng mình sẽ không bao giờ thực sự thích một cái gì đó, trừ khi tôi có thể đủ khả năng mua nó một cách dễ dàng, vì vậy thường thì không mua sắm làm cho tôi hạnh phúc hơn là vung tiền.

    5. Nhiều nguồn thu nhập

    Mọi người thường nghĩ là một người làm nghề tự do sẽ không ổn định để kiếm sống. Nhưng với nghề này, tôi nhận được các dự án từ nhiều nguồn khác nhau và sẽ có một nguồn khác tới ngay khi nguồn kia chậm lại.

    6. Một kế hoạch tài chính vượt qua cú shock

    Bên cạnh thu nhập từ nghề nghiệp tự do, tôi cũng có các khoản đầu tư cũng hơi đáng lo ngại trên thị trường chứng khoán và thị trường cho thuê - đặc biệt là khi chúng bắt đầu thất thường trong những năm gần đây. Một vài năm trước đây, tôi đã quá lệ thuộc vào thị trường chứng khoán, vì vậy tôi đã xây dựng cái gọi là kế hoạch tài chính vượt qua cú shock. Theo đó tôi giả định rằng tài sản của tôi đã giảm 15%, vì vậy bất kỳ giả định chi tiêu dựa trên tài sản buộc phải điều chỉnh cho phù hợp.

    Kết quả là, khi cổ phiếu lên xuống thất thường, tôi có thể ít để ý đến nó bởi kế hoạch đã được xây dựng trước đó.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Link gốc: http://www.getrichslowly.org/blog/2015/12/02/6-things-that-help-me-stop-worrying-about-money-almost/

    Theo mình muốn giảm thiểu rủi ro thì ta đầu tư vô mấy quỹ hoặc nhờ broker manage danh mục nhỉ

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Rủi ro chỉ đến khi bạn không biết mình đang làm gì (Warrent Buffett)
    Chứ nhờ mấy chú Broker mà năng lực chưa được thẩm định thì ngược với câu trên rồi.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi LeAnhTuan
    Rủi ro chỉ đến khi bạn không biết mình đang làm gì (Warrent Buffett)
    Chứ nhờ mấy chú Broker mà năng lực chưa được thẩm định thì ngược với câu trên rồi.
    Chắc chắn là phải broker có thẩm định rồi, tuy nhiên rủi ro thị trường tới thì broker cũng chỉ có thể giúp hạn chế loss mà thôi

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi trangtt
    Chắc chắn là phải broker có thẩm định rồi, tuy nhiên rủi ro thị trường tới thì broker cũng chỉ có thể giúp hạn chế loss mà thôi
    Nếu rủi ro thị trường theo kiểu lãi suất vù 1 cái từ 7% như hiện nay lên 14% hay USD phá giá 10% 1 lúc thì bó tay. Bởi các tài sản cơ bản sẽ được định giá theo lãi suất và tỉ giá.
    Còn không nếu như giá tài sản tốt đã đủ rẻ thì nếu nó giảm thêm thì lại càng ít rủi ro và vì vậy cơ hội mua vào càng lớn.
    WB mua washington post (WP) với giá thị trường 80tr USD mà ông định giá nó 400tr USD. WP luôn ở dưới giá 80tr USD trong 2 năm tiếp theo nhưng thành tích vụ đầu tư này thì chắc bạn đã biết rồi nhỉ.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •