Mục tiêu lạm phát luôn là mục tiêu hàng đầu của CSTT. Gần đây, khi nguyên nhân của sự bất ổn kinh tế có bắt nguồn từ lý do bất ổn lạm phát, nhiều ý kiến cho rằng kinh tế Việt Nam nên theo đuổi mục tiêu lạm phát. Rất nhiều nghiên cứu cũng như thực tế chỉ ra lợi ích của việc theo đuổi mục tiêu này. IMF (2006) đã chứng minh rằng hầu hết kinh tế vĩ mô của những quốc gia theo đuổi mục tiêu lạm phát thường có dấu hiệu tích cực hơn sau vài năm theo đuổi. Tuy nhiên, VN có thực sự có thể theo đuổi mục tiêu này. Bài viết xin nêu ra những điều kiện để theo đuổi mục tiêu lạm phát, từ đó chỉ ra liệu kinh tế Việt Nam đã đủ điều kiện để theo đuổi mục tiêu này hay không.

Điều kiện theo đuổi lạm phát mục tiêu

Mục tiêu lạm phát đang được theo đuổi bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Theo IFM (2006), trước khủng hoảng kinh tế 2008, mục tiêu lạm phát luôn là mục tiêu hàng đầu của CSTT. Trong cuốn sách “Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam” (2012) có bàn về khuôn khổ, điều kiện để áp dụng mục tiêu lạm phát. Hầu hết, tất cả các quốc gia đều không đáp ứng được tất cả các điều kiện trừ Canada . Tuy nhiên, tất cả các quốc theo đuổi mục tiêu này đều có một số yếu tố chủ chốt của khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại thời điểm bắt đầu thực hiện mục tiêu, đó là:
1. Ổn định giá cả là mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ (ngay cả khi có mục tiêu khác trong điều lệ của Ngân hàng Trung ương);
2. Ngân hàng Trung ương độc lập trong việc sử dụng các công cụ CSTT;
3. Sự tiếp cận của chính phủ đối với nguồn tài chính của Ngân hàng Trung ương đã bị cấm hoặc bị hạn chế;
4. Kiểm soát lãi suất ngắn hạn một cách hợp lý;
5. Hệ thống tài chính và thị trường tài chính ổn định và phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền tải các tác động tiền tệ đến lãi suất thị trường.
Bên cạnh đó, sự thành công của mục tiêu theo đuổi còn phụ thuộc vào khả năng mô hình hóa và dự báo lạm phát, sự đầy đủ của cơ sở dữ liệu về kinh tế, sự hiểu biết và hoạt động của cơ chế truyền dẫn.

Nếu Việt Nam theo đuổi mục tiêu lạm phát

Thứ nhất, về điều kiện ban đầu, lạm phát đã giảm. Không thể phủ nhận kết quả được là lạm phát được kiềm chế xuyên suốt thời gian nới lỏng CSTT từ đầu năm 2012.
Hình 1: Diễn biến lạm phát giai đoạn 1/2012 đến 4/2013

[IMG]data/attachments/19/19838-787c07e268db000a5a24cc0bda4526e9.jpg[/IMG]



Nguồn: Tổng cục thống kê​
Tuy nhiên, theo thời báo kinh tế (2012) lạm phát hiện tại đang được duy trì được cảnh báo là do sự trì trệ của nền kinh tế. Các hoạt động kinh tế chưa được hồi phục, CSTK chưa thúc đẩy được nền kinh tế, cho nên lạm phát “chưa tăng”. Một câu hỏi đặt ra là: “Liệu kinh tế Việt Nam đã thực sự thành công với mục tiêu duy trì lạm phát thấp trong thời gian qua hay chưa?”.
Thứ hai, NHNN Việt Nam chưa độc lập trong việc sử dụng CSTT. Việc này dẫn đến hai vấn đề chính (i) Mục tiêu của CSTT được điều hành bởi NHNN khó theo đuổi đến cùng. Để theo mục tiêu của Chính phủ, mục tiêu kiềm chế lạm phát của CSTT bị dán đoạn. Ví dụ cuối năm 2008, trong bối cảnh lạm phát đã được kiềm chế nhưng với mối lo ngại tăng trưởng kinh tế có xu hướng đi xuống khi tốc độ tăng trưởng GDP quý 3/2008 chỉ còn 6.6% so với mức 8,7% của cùng kỳ năm nước, CSTT được nới lỏng để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ, làm ảnh hưởng đến mục tiêu duy trì lạm phát thấp của CSTT giai đoạn sau đó; (ii) NHNN bị động trong việc điều hành . Hiện nay, các chính sách điều hành của NHNN cần có sự kiểm duyệt của Chính phủ, điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong điều hành. Thực tế đã cho thấy, điều hành CSTT ở Việt Nam là khá chậm. Ví dụ, lạm phát thường lên cao rồi mới kiềm chế. Một phần của sự chậm trễ là do cần thống nhất mục tiêu theo đuổi với Chính phủ nên các điều chỉnh điều cần thiết của NHNN chưa kịp thời.
Thứ ba, hệ thống tài chính và thị trường tài chính chưa được ổn định. Nền kinh tế đang trong giai đoạn tái cấu trúc, tái cơ cấu. Thời kỳ phát triển nóng đã ảnh hưởng đến chất của nền kinh tế. Sự truyền tải của CSTT đặc biệt là lãi suất đến thị trường còn nhiều hạn chế. (Đọc thêm: Liệu lãi suất giảm đã đủ)
Tóm lại, nếu xét theo những điều kiện cơ bản để theo đuổi mục tiêu lạm phát thì kinh tế Việt Nam đang gặp phải những khó khăn ban đầu. Mặc dù duy trì lạm phát ổn định chỉ là một trong nhiều mục tiêu của CSTT nhưng lại là mục tiêu hấp dẫn đối với nền kinh tế Việt Nam bây giờ. Để theo đuổi mục tiêu lạm phát hay duy trì được lạm phát thấp thì cơ chế điều hành chính sách ở VN cần được cải thiện nhiều hơn nữa!

Nguồn: IMF, Thời báo kinh tế, Vfpress, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP