Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 38
  1. #21
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi linhbach
    Đầu tư giá trị là mua một cổ phiếu với biên an toàn cao, nghĩa là mua cổ phiếu khi giá giảm mạnh so với giá trị nội tại của DN.

    Tuy nhiên, khi giá cổ phiếu đang giảm, nghĩa là có nhiều người đang bán ra, NĐT mua xong giá lại tiếp tục giảm cho đến đáy.

    Cái cảm giác mua xong thì bị lỗ ngay lập tức làm rất nhiều NĐT cảm thấy khó mà chịu đựng được.

    Trong khi đó, ở vùng đỉnh, giá cổ phiếu đã đắt nhưng mua xong lại thấy lời ngay tạo nên một cảm giác hưng phấn khó tả.
    đây cũng là lí do mà đám đông ko thể kiếm dc tiền. Quá khó để điều chỉnh dc hành vi khi tham gia vào thị trường

  2. #22
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Shadow
    Ví dụ đó là tui framing bác để chúng ta nhìn vấn đề ở 1 cách khác thôi.

    Tôi vừa mua 10k JVC giá 8.5K. Và cũng đã ghi nhận luôn là mất trắng 85 chai rồi. Nên bây giờ tất cả dao động của JVC trên thị trường đều là lời với tui. Nên giờ tui không thấy khó chịu nếu giá có về 5K chăng nữa
    Em nghĩ nên đơn giản hoá tâm lí trong trading lại trong phạm vi tâm lý học ứng dụng và thực hành thôi ạ.Chắc chắn sẽ không bao giờ có một mẫu số chung cho tất cả chúng ta-Những con người với những điều kiện kinh tế,kì vọng và tính cách khác nhau..........Về tâm lý học chuyên sâu hãy để giành cho phần còn lại của thế giới.Hãy làm tốt nhất có thể công việc của mình,e nghĩ đả là quá đủ.
    Về đầu tư giá trị,e cũng từng tìm hiểu và cũng đả loại hoàn toàn nó ra khỏi ý nghĩ vì những đòi hỏi đối với chủ nhân của nó vượt ngoài tầm kiểm soát của em.Nó giống như việc một kiếm khách phải chân thực nhìn nhận đúng đắn về thể lực cũng như năng khiếu của bản thân mình mà đưa ra quyết định lựa chọn loại vủ khí thích hợp nhất.Vậy làm thế nào mà một kẻ có thể lực kém lại đi chọn búa tạ làm vủ khí chiến đấu của mình kia chứ!?Chắc chắn là không thể!

  3. #23
    Ngày tham gia
    Dec 2015
    Bài viết
    0
    Em thấy các bác đang lạc đề , vì căn bản là style đánh khác nhau , lượng tiền đánh khác nhau , chấp nhận rủi ro khác nhau ... thì sẽ suy nghĩ về cp dưới các góc độ khác nhau . Chấp nhận mất toàn bộ vốn bỏ ra 2 đồng và ăn trọn cú đánh 5 đồng và người thậm chí không bỏ ra 1 cắc cho 1 deal có mức độ rủi ro đủ lớn ... tất cả đều hợp lý . Rôi các bác sẽ phải tự nghiệm xem bản thân mình là ai , muốn gì , nên như thế nào cho phù hợp với mình rồi bổ trợ , còn lý thuyết chung mà áp hết thì lại thành mớ hổ lốn mà thôi .
    Đôi khi mất cả tháng trời suy nghĩ , coi ngó đủ thứ để mua có vài trăm triệu , nhưng chỉ mất có 30s là vào 1 lệnh vài tỷ , nghịch lý hằng ngày của bản thân là thế nhưng hiểu mình đang hành động gì là ổn .

  4. #24
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi superboy1202
    đây cũng là lí do mà đám đông ko thể kiếm dc tiền. Quá khó để điều chỉnh dc hành vi khi tham gia vào thị trường
    Con người vốn thích chỗ đông vui mà bác, mấy ai chịu đựng được cảnh lẻ loi một mình.

    Để trở thành một NDT thành công thì bác phải chấp nhận là thiểu số hiếm hoi trên thị trường rồi

    Đa số mà outperform thị trường là điều vô lý, điều hợp lý là chỉ có một số ít kiếm được nhiều tiền hơn thị trường, tiền đó ở đâu ra, từ đám đông thua lỗ.

  5. #25
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi skynel
    @TadaNhon tác giả bác cần tìm cmt kìa , có thắc mắc j hỏi luôn đi
    Mình cũng đoán được tác giả rồi mà, nhưng để cho BQT hỏi thôi chứ mình hỏi làm gì.

  6. #26
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    0
    E cũng là ng` đi sang ngang từ bên kỹ thuật, cũng từng luyện "võ công", chỉ tập trung vào một thứ đó là lý thuyết giá trị tăng trưởng của BG, WB, Fisher. Trước khi vào VF đã có chút đỉnh thành công với nghề quản lý danh mục cá nhân.

    Sau khi vào đây, đọc các bài phân tích của các cao thủ, thấy mình vẫn còn quá nhỏ bé với các anh. H lại tu luyện thêm, mong rằng sẽ có ngày đạt đến được ngưỡng "nội công".

    Good luck!

  7. #27
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi linhbach
    Con người vốn thích chỗ đông vui mà bác, mấy ai chịu đựng được cảnh lẻ loi một mình.

    Để trở thành một NDT thành công thì bác phải chấp nhận là thiểu số hiếm hoi trên thị trường rồi

    Đa số mà outperform thị trường là điều vô lý, điều hợp lý là chỉ có một số ít kiếm được nhiều tiền hơn thị trường, tiền đó ở đâu ra, từ đám đông thua lỗ.
    Kết luận cuối cùng chính là thứ quan trọng nhất trong đầu tư hay tham gia bất kì lĩnh vực nào. Muốn nằm trong số những người thành công thì buộc phải tỏ ra khác biệt với số đông. Nhưng ngược lại thì chưa chắc đúng đâu

  8. #28
    Ngày tham gia
    Jan 2016
    Bài viết
    0
    Đọc hết được là cuốn sách cũng có tác dụng gì đó. Nói chung các cuốn sách có tác dụng nhưng mình chưa thấy đó thôi

  9. #29
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi Shadow
    Lịch sử tài chính hiện đại nhờ công trình của Graham và Dodd mà lần đầu tiên chúng ta có thể định giá được một loại tài sản tài chính để lấy đó làm nền tảng cho giao dịch. Sau này nhiều người phát triển thành thuyết quản lý danh mục, trong đó có Fama là cây đại thụ, để đáp ứng nhu cầu đó một cách rộng lớn hơn. Rất nhiều bác trên này là FM đang xài.

    Nhưng với lý thuyết đó người ta vẫn chưa thể lý giải được tại sao nhà đầu tư lại mắc các lỗi giao dịch cơ bản như vậy. Đơn giản là quyết định con người còn bị chi phối bởi cảm xúc. Tôi lấy ví dụ. Trong quản lý danh mục, các anh cần ước tính được xác suất của các giao dịch để từ đó tìm định mức phân bổ tài sản. Máy tính phân biệt rất rõ giữa 20% và 25% để tìm ra đáp án tối ưu nhưng thực tế phần lớn nhà đầu tư họ không suy nghĩ được thế. Giả sử một bệnh nhân trước khi vào phòng mổ, bác sĩ ra gặp người nhà và nói xác suất ca mổ thành công là 30% (tức 70% là thất bại), sau đó một ông bác sĩ mổ khác ra đính chính là theo thống kê thì ca bệnh thế này xá suất thành công đến 35% lận. Nhưng thật sự điều đó có làm người nhà bệnh nhân an tâm hơn? Câu trả lời là Không. Vì chúng ta chỉ thật sự nhận biết được sự thay đổi ở những mốc quan trọng như 0% và 100%. Có thể có những ngưỡng làm ta cảm thấy tự tin hơn như 50% hay 80%. Nhưng giữa 30% và 35%? Có lẽ không. Thế là tài chính lại đẻ ra môn học mới là hành vi hay tâm lý học để áp dụng và những trường hợp như vậy.

    Nhưng theo thời gian tâm lý học vẫn chưa giải đáp được vấn đề lớn nhất là tại sao nếu chúng ta đã biết những lỗi giao dịch tâm lý như vậy nhưng vẫn phạm sai lầm hết lần đến lần khác. Hầu hết nhà đầu tư từ chuyên đến không chuyên đều đua nhau mua ở đỉnh và bán ở đáy dù họ đã phân tích kỹ và trải qua nhiều lần

    Câu trả lời (có thể) nằm ở y học và giải phẩu học. Chính bộ não chúng ta được luyện tập để mắc phải những sai lầm giao dịch đó trong thời gian dài. Và dù chúng ta có nhận ra những lỗi đó thì cũng khó mà sớm khắc phục. Trong một thời gian dài, y học từng tin rằng não người là cố định. Chúng ta sinh ra thế nào thì là như vậy đến hết đời. Nhưng nhiều nghiên cứu gần lại chứng tỏ điều ngược lại. Não chúng ta có thể thay đổi nếu được tiếp xúc và luyện tập trung một thời gian dài. Ví dụ

    http://giadinh.net.vn/giao-duc/nguo...inh-vien-gioi-toan-nang-20150703143350623.htm

    Vấn đề nằm ở chỗ, thời gian để chúng ta unlearn một thứ cũ thường gấp 10 lần chúng ta học một cái mới. Bởi dzị sắp tới mới đẻ ra ngành neuronomics để lắp vào khoảng trống hiện tại mà hiện giờ tâm lý học chưa trả lời trong các giao dịch được.

    Bài này tui hơi lan man tí vì các chủ đề này tìm hiểu cũng vài năm rồi.

    bác shadow có thể giới thiệu vài cuốn về behavioral finance hay tâm lý trading được ko ạ?

  10. #30
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi mtn1112
    bác shadow có thể giới thiệu vài cuốn về behavioral finance hay tâm lý trading được ko ạ?
    Tôi đọc luôn sách tâm lý học anh. Nếu anh quan tâm mảng này thì có thể đọc các cuốn sau

    The Drunkard's Walk: How Randomness Rules Our Lives
    Top Dog: The Science of Winning and Losing
    Lying
    Predictably Irrational: The Hidden Forces that Shape Our Decisions
    The Wisdom of Crowds
    The Art of Thinking Clearly
    Thinking Fast And Slow

    Ít nhiều đều liên quan với social science và psychology. Còn nếu anh muốn tài liệu cơ bản chỉ liên quan đến tài chính thì có thể kiếm giáo trình CFA Level 3.

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •