Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    THÔNG TIN VỀ CHỨNG CHỈ FRM

    Xin chào các bậc tiền bối, bây giờ em đang quan tâm 1 chút đến cái chứng chỉ FRM (Financial risk management) và đang có ý định thi cái này, nhưng vì ở Việt Nam mình nó chưa phổ biến như CFA hay ACCA nên em google mãi mà chẳng dc bi nhiêu. Post vào đây có vẻ hơi ko liên quan nhưng vì các bác đều học rộng hiểu sâu nên chắc cũng biết nhiều thông tin, mong các bác thông cảm cho em. Mong các bậc tiền bối chỉ giáo hộ em với, có thông tin gì hay thì chia sẻ cho em vs, chẳng hạn như cái chứng chỉ này thì mình nên học vào lúc nào? Nên tự học hay đến trung tâm? Có trung tâm nào ở Việt Nam training cái này ko? Nếu có thì học phí khoảng bao nhiêu? Em xin vô cùng cảm tạ

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Google thì ra được một số thông tin sau về FRM




    Financial Risk Manager (FRM) là chứng chỉ quốc tế được công nhận bởi Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro quốc tế (GARP). Để đạt được chứng chỉ, các ứng viên phải hoàn thành hai kỳ thi nghiêm ngặt bao gồm các lĩnh vực trong quản trị rủi ro tài chính, có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm trong lĩnh vực quản trị rủi ro chuyên nghiệp và các yêu cầu khác.

    Chứng chỉ FRM

    FRM là căn cứ chứng minh trình độ của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rủi ro tài chính, đặc biệt là những người có liên quan tới việc phân tích, kiểm soát, hoặc đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường cũng như các yếu tố rủi ro khác. Người nắm giữ chứng chỉ FRM thường làm việc cho các Ngân hàng đầu tư, Công ty quản lý tài sản cũng như các tập đoàn và cơ quan chính phủ. Top các tổ chức thường sử dụng người có chứng chỉ FRM bao gồm: Deutsche Bank, HSBC, UBS, KPMG, Ernst & Young (EY) & Pricewaterhouse Coopers (PwC).

    Lịch sử hình thành và phát triển

    Chứng chỉ FRM đầu tiên được GARP trao vào năm 1997. Từ đó tới nay, chương trình này đã phát triển một cách nhanh chóng, đạt tỷ lệ tăng trung bình 25%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010. Sự tăng trưởng này không chỉ xuất hiện ở Mỹ mà còn xuất hiện cả ở Châu Âu và Châu Á. Ngày nay, có tới hơn 70% những người nắm giữ chứng chỉ FRM không cư trú tại Mỹ mà chủ yếu tại các nước như Anh, Switzerland, Singapore & Hong Kong.

    Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 với đỉnh điểm là sự phá sản của Lehman Brothers và các tổ chức khác đã khiến vai trò của quản trị rủi ro tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tính đến tháng 9 năm 2010, GARP đã có hơn 101.000 thành viên ở trên 90 quốc gia trên thế giới trong đó có 26.000 thành viên có chứng chỉ FRM. Ngày nay, FRM đã được cả thế giới công nhận là chứng chỉ tiêu chuẩn dành cho các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro tài chính.

    Chương trình giảng dạy


    Chương trình giảng dạy FRM được xây dựng dựa trên kiến thức tổng hợp của GARP và các học viện tài chính hàng đầu thế giới, nhấn mạnh vào ứng dụng thực tế của các lý thuyết về quản trị rủi ro tài chính và đảm bảo cho các học viên có được kiến thức sâu rộng, vững chắc về lĩnh vực này. Các lĩnh vực chính mà chương trình giảng dạy này đề cập đến bao gồm:

    Market, credit, operational, liquidity, and integrated risk management
    Quantitative methods
    Capital markets
    Investment management and hedge fund risk
    Relevant regulatory and legal issues essential to risk professionals


    Các kỳ thi

    Các kỳ thi FRM được thiết kế để đánh giá một cách triệt để khả năng quản lý rủi ro tài chính trong một môi trường thực tế. Các kỳ thi được tổ chức 2 lần môt năm, vào thứ bảy của tuần thứ ba tháng 5 và tháng 11. VD: Trong năm 2011, kỳ thi FRM được tổ chức vào ngày 21/05/2011 và 19/11/2011.

    Tới tháng 11/2010, kỳ thi FRM đã được tổ chức ở hơn 48 quốc gia khác nhau. Các bài thi đều được tiến hành trên giấy, mỗi một câu hỏi có 4 lựa chọn, trả lời sai sẽ không bị trừ điểm.

    Các câu hỏi đều được xây dựng trong bối cảnh tình huống thực tế mà các nhà quản lý rủi ro tài chính phải đối mặt hàng ngày. Các thông tin để trả lời sẽ nằm trong câu hỏi hoặc trong phần tình huống. Thí sinh chỉ được phép sử dụng một số loại máy tính bao gồm: Texas Instruments (BA II Plus) và Hewlett Packard (II 10B, 20B) và HP-12C.

    Bắt đầu từ tháng 5 năm 2010, các kỳ thi FRM đã được chuyển đổi thành hai phần thay vì một phần như trước kia. Mỗi một phần sẽ được tổ chức thi trong vòng 4 tiếng, thí sinh có thể lựa chọn để thi cả hai phần trong cùng một ngày, nhưng nếu fails trong phần 1, phần 2 của họ sẽ không được tính điểm.

    FRM Part I Exam

    Thời gian thi phần 1 được gói gọn trong vòng 4 giờ từ 8:00am tới 12:00pm. Nội dung thi phần 1 chủ yếu hướng vào các kiến thức cốt lõi của quản lý rủi ro tài chính như quantitative analysis, financial markets and products & essential risk modeling. Bài thi gồm 100 câu hỏi và các câu kiểm tra kĩ năng - hiểu biết của ứng viên trong 4 phần như sau:



    FRM Part II Exam

    Thời gian thi phần 2 được tổ chức cùng ngày, trong vòng 4 giờ từ 2:00pm tới 6:00pm. Nội dung thi phần 2 bao gồm: Đo lường thực tế và quản lý thị trường; Tín dụng và quản lý rủi ro hoạt động; Các vấn đề hiện tại trong thị trường tài chính.

    Bài thi phần 2 bao gồm 80 câu hỏi và phần kiểm tra kiến thức cơ bản trong 5 lĩnh vực sau:



    Historical pass rates

    FRM được coi như một thách thức trong lĩnh vực tài chính, chỉ có chưa đầy 25% số thí sinh đạt được chứng chỉ này trong lần thi đầu tiên

    Không cần thiết phải thi 2 level cùng 1 lúc, thích thì thi mỗi lúc một level, ai tự tin thì đi thi 2 level cùng 1 lúc.
    Thi xong khoảng 2 tháng sau mới biết kết quả

    Về chi phí, có một số CP cơ bản sau:

    http://www.garp.org/frm/exam-overview/fees.aspx

    Phí thường niên 300 usd (bắt buộc)
    Phí thi mỗi level 350 usd

    Sách vở: VN xài chùa, lên mạng có đầy, muốn mua sách chuẩn thì vào website của KAPLAN có đầy đủ, bèo thì cũng 200 usd tùy package.

    Thi mỗi năm 2 lần thường là vào ngày thứ 7 tuần cuối tháng 5 và tháng 11, cho nên thường thì ae ta bay từ VN sang sing vào thứ 6, thứ 7 thi và chủ nhật về VN.

    Sách vở các bạn cứ google thì ra nhiều lắm, sợ kg đủ sức đọc thôi.

    Vé máy bay bay từ HCM sang sing nếu của Tiger, Jetstar thì tầm 120 usd đi về khứ hồi
    Khách sạng geylang tầm 50-60 usd/đêm nếu đi 2 người thì chia ra đi rẻ hơn
    Tàu điện ngầm mua thẻ 3 ngày đi 24 đô sing đi thoải mái, 3 ngày muốn đi đâu thì đi
    Ăn uống ở sing tầm 7-8 đô sing/bửa là ok. Nếu tiết kiệm thì vào Food course chỉ khoảng 5 đô sing.
    Cần liên hệ gì về VN thì mua 1 cái sim M1 khoảng 25 đô sing là gọi về VN tóe khói.
    Tàu điện thì dễ đi, các vị trí thi đều có hướng dẫn đi đứng đầy đủ.
    Nói chung là đơn giản.
    Chúc thành công

    Nếu bạn dự định làm ở ngân hàng thì FRM là tốt nhất, học CFA không áp dụng được nhiều.
    Nếu có frm thì chắc suất làm ở bộ phận quản trị rủi ro hoặc báck office của treasury

    Level 1 không khó lắm, nếu dành thời gian học chăm chỉ thì ok.
    Level 2 thì tùy vào kinh nghiệm và nhận thức của người học, cày bừa không giải quyết được vấn đề

    FRM được tổ chức vào ngày Thứ Bảy thứ 3 của Tháng 5 và tháng 11, FRM chỉa làm 2 Part, part I và Part II, FRM không rộng như CFA nhưng về độ sâu tính toán thì sâu hơn Part I thi gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Foundation Risk (20%), Quantitative (20%), Financial Market (30%) và Valuation (30%) Part II gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm Market Risk (25%), Credit Risk (25%), Oper'l Risk(25%), Investment Mgt (15), current issue (10%) Theo salary.com trong năm 2014 thì lương của CFA ở New York trung bình là 130k một năm, trong khi FRM là 150k FRM (do GARP cấp) được trọng dụng và biết đến chủ yếu ở Mỹ và Châu Á (đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ, Hongkong, SIng), châu Âu thì họ thích PRM (do Prmia cấp, PRMIA là một tổ chức tách từ GARP ra) về sách học thì PRM học tốt hơn FRM, và chuyên sâu về Quant, nhưng yếu điểm của PRMIA là không cập nhật kiến thức và thực hành hàng năm nhu GARP Theo mình thì FRM là một lựa chọn đầu tư hợp lý trong giai đoạn này, 3-5 nữa khi các Ngân hàng VN áp dụng Basel II, thì cơ hội cho các bạn sở hữu FRM là rất lớn

    Nguồn: Webtretho.com

    FRM là chứng chỉ chuyên về quản trị rủi ro tài chính do GARP cấp bằng, hiện này về quản trị rủi ro có rất nhiều chứng chỉ, cạnh tranh trực tiếp với FRM hiện nay là PRM do PRMIA cấp

    PRM và FRM có nội dung giống nhau đến 80%
    Sáng lập PRMIA là một số người sáng lập GARP nhưng do bất đồng quan điểm lên tách riêng

    So sánh hai hội đồng trustee board của cả hai thì thấy GARP nổi trội hơn

    Khác với CFA, FRM thi tương đối khó cho người chưa có kiến thức gì về tài chính,
    Đề thi thay đổi theo các năm nhưng nói chung vẫn gồm các phần chính sau
    Part1 của FRM gồm các phần
    Foundation: nói về CAPM, APT, ethics, các chỉ số đo lương hiệu quả Treynor, Inforamtion ration, Sharpe, Jensen, cách tính beta, correlation, variance, financial disasters
    Quant: basic statistics, kiểm định t-test, chi squared, f test, cách tính phương sai mẫu, phương sai tổng thể, confident level
    Financial market: derivative, option, option valuation, FRA, swap, future, forward, stock option
    Valuation: BSM, Brownian Model, Option Binominal valuation, duration, bond valuation, basic operational risk, tính Expected loss, unexpected loss, country risk, rating agency...

    Nói chung bạn nào học thì phải bỏ ra khoảng 3-6 tháng tùy vào nền tảng của từng bạn

    Đề thi nói chung tương đối dài, nhiều trick, ko cẩn thận rất dễ sai

    Dân Việt Nam mình ko có tiền nên đa số học tài liệu lậu của Kaplan schwese, còn nếu tài liệu chuyên về cái này và bỏ tiền ra học thì nên học ở bionicturtle.com

  3. #3
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0
    Bạn có thể tham khảo thêm về khóa học FRM tại AFTC: http://aftc.vn/FRM.aspx

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Tài liệu CFA, FRM, Máy Tính Tài Chính TẤT TẦN TẬT có ở đây nè các bạn:

    http://diendan.***********/threads/t...-tinh-tai-chinh-tat-tan-tat-deu-o-day.122155/

    Tài liệu CFA & FRM gồm những gì?
    I. Tài liệu CFA
    Tài liệu CFA gồm 2 bộ sách chính: bộ Curriculum & bộ Kaplan SchweserNotes.
    + Bộ Curriculum gồm 6 volum do CFA Institute xuất bản, gồm 6 quyển, khoảng 4000 trang. Đây là bộ sách chính thống, chuẩn nhất, khá đầy đủ và chi tiết, sau mỗi phần học đều có bài tập và đáp án để giúp các học viên có thể tự ôn luyện cũng như tự kiểm tra kiến thức của mình.
    + Bộ Kalpan SchweserNotes, gồm 5 book là bộ tóm tắt lại dựa trên bộ Curriculum và do Kaplan xuất bản. Bộ này ngắn gọn và dễ hiểu
    Các học viên vẫn thường dung kết hợp cả 2 bộ này để ôn luyện, nhất là các bạn tự ôn.
    Tài liệu CFA gồm 3 cấp độ, mỗi cấp độ là 1 level:Level1, Level2, Level3 phục vụ cho kỳ thi tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

    Những tài liệu liên quan đến CFA
    Ngoài 2 bộ sách truyền thống ( CFA Institute & Kaplan SchweserNotes ) mà các bạn vẫn quen dùng thì những tài liệu sau đây rất hữu ích, quan trọng và cần thiết đối với bất cứ ai khi học và thi CFA. Gồm những tài liệu sau:
    + Schweser Practice Exam L1,2,3: gồm 2 Vol ( tặng kèm ebook )
    + Curriculum Practice Exam L1,2,3: được tập hợp thành 1 quyển
    + Kaplan Schweser Practice Exam Volume1, Volume2: Là dạng bộ đề dùng để tự ôn luyện (có đáp án).
    + Kaplan Schweser QuickSheet CFA: Bảng tra nhanh các công thức của CFA
    + QuestionBanks CFA: Ngân hàng câu hỏi (có đáp án).
    + Video Instructions: 16 (hoặc 1 Video bài giảng CFA của giảng viên và Charter Holder; có hình, có tiếng, & tóm tắt nội dung chính của bài để tiện theo dõi (có thể tự học).
    + Kaplan Schweser Seminar Slide Workbook: Tổng hợp lại Slide bài giảng của các giảng viên Kaplan Schweser.
    + Mock Exam: Dạng đề thi mẫu tham khảo và ôn luyện trước khi thi của CFA Institute
    + Kaplan Schweser Secret Sauce: Tóm tắt nội dung trọng tâm của CFA (bộ Kaplan SchwserNotes).
    + CFA Concept Map: Sơ đồ tổng quan về CFA

    Liên hệ:
    Email: [email protected]<script data-cfhash='f9e31' type="text/javascript">/* <![CDATA[ */!function(t,e,r,n,c,a,p){try{t=document.currentScr ipt||function(){for(t=document.getElementsByTagNam e('script'),e=t.length;e--if(t[e].getAttribute('data-cfhash'))return t[e]}();if(t&&(c=t.previousSibling)){p=t.parentNode;if (a=c.getAttribute('data-cfemail')){for(e='',r='0x'+a.substr(0,2)|0,n=2;a.l ength-n;n+=2)e+='%'+('0'+('0x'+a.substr(n,2)^r).toString (16)).slice(-2);p.replaceChild(document.createTextNode(decodeUR IComponent(e)),c)}p.removeChild(t)}}catch(u){}}()/* ]]> */</script>.
    Phone: HN 0977 451 066 (Tel, Zalo, Viber)(Mrs Thủy)
    HCM 0937 646 279 (Mr Quyết)
    Skype: Hoangthuy217
    ......................

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •