Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Con đường trở thành CFA Charter Holder chông gai như thế nào?



    [IMG]data/attachments/16/16823-9e7a3fbc4463b22a468408e8565f648c.jpg[/IMG]

    (***********)
    Infographic này tóm tắt các bước phải làm để được đeo lon CFA Charter
    Chặng đường đau khổ nhất là bạn phải vượt qua 3 kì thi, mỗi kì thi là 6h/ngày với các thử thách khác nhau.

    + Level 1: được tổ chức thi vào tháng 6 & tháng 12 hàng năm. Đề thi mỗi buổi là 120 câu trắc nghiệm, với 10 môn học bao quát hết những kiến thức cơ bản về tài chính & đầu tư. Nếu bạn đã học chuyên ngành liên quan đến kinh tế ở trường đại học thì kiến thức ở Level 1 cũng khá quen thuộc. Tuy nhiên, với lượng kiến thức nhiều và dàn trải nhiều môn, để trả lời hết 120 câu hỏi trong vòng 3h cũng không phải là dễ.
    + Level 2: chỉ được tổ chức vào tháng 6 hàng năm. Level 2 được xem là level khó nhất. Tuy số lượng câu hỏi chỉ bằng ½ level 1, nhưng với cách hỏi theo item sets, mỗi set là 1 đề bài dài & 6 câu hỏi trắc nghiệm. Nếu bạn không học kĩ, quên đúng phần kiến thức bị hỏi thì rất dễ làm sai hết nguyên 1 set & nếu vậy thì khả năng rớt rất cao. Level 2 có 10 môn học như level 1 nhưng rất nặng về tính toán & ghi nhớ công thức. Độ khó về kiến thức & rủi ro rớt của level 2 có thể gấp 3 lần level 1. Vì vậy chiến lược học để ghi nhớ & chiến lược thi cử rất quan trọng để đậu level 2.
    + Level 3: level này có thêm hình thức thi essay vào buổi sáng & 10 item sets trắc nghiệm ở buổi chiều. Đặc biệt với thí sinh Việt Nam thường viết essay không tốt nên level 3 là 1 thử thách đáng sợ nhất. Nhiều người thi xong đề essay buổi sáng nản quá & bỏ luôn kì thi buổi chiều.

    Waa, tôi đã pass hết 3 level, vậy là được đeo lon CFA Charter rồi?
    Không phải, sau khi pass hết 3 kì thi, bạn phải hội đủ thêm 1 số điều kiện nữa để trở thành CFA charter.

    Cam kết tuân thủ đạo đức: nhiều candidate xem thường điều này, nhưng tuân thủ đạo đức là 1 vấn đề vô cùng quan trọng đối với CFA Institute. Thực tế là ở Việt Nam đã có 1 CFA Charter rất nổi tiếng từng bị CFA Institute warning vì vấn đề đạo đức này. ( không tuân thủ đạo đức không hẳn là làm gì sai trái, mà chỉ là không làm đầy đủ theo chuẩn mực của CFA Institute)
    Thành viên hiệp hội: để viết thêm 3 chữ CFA đằng sau tên bạn, bạn phải gia nhập thành viên hiệp hội CFA, lệ phí hàng năm là 275$. Do Việt Nam còn vướn 1 số thủ tục về thành lập hiệp hội nên hiện nay vẫn chưa có CFA society Việt Nam. Các CFA Charter phải gia nhập 1 hiệp hội khác ở Hồng Kong or Singapore…Nếu không đóng phí thành viên hàng năm thì không được đeo lon CFA nữa.
    Kinh nghiệm làm việc: CFA chỉ xem xét những ai pass 3 level & có 4 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính-đầu tư. Đây cũng là 1 thử thách cho nhiều người vì đã học xong 3 level, nhưng công việc không phù hợp nên không được CFA Institute chấp nhận.
    Người giới thiệu: bước cuối cùng sau khi đã hội đủ các điều kiện là bạn phải có 3 CFA Charter bảo lãnh, hoặc là 2 người, nhưng 1 trong 2 người đó là thành viên của hiệp hội tại quốc gia bạn muốn gia nhập.

    Kỉ lục gia CFA Charter trẻ tuổi nhất ở Việt Nam là anh Hà Trung Hiếu bởi khả năng học siêu tốc + kinh nghiệm làm việc (thực tập) trong quá trình du học + thời của a Hiếu CFA Institute chỉ yêu cầu 3 năm kinh nghiệm. Theo người viết được biết thì anh Hà Trung Hiếu đeo lon CFA lúc 23 tuổi, kỉ lục này chắc chắn sẽ hiện nay sẽ không ai phá được. (Nếu a Hiếu có đọc bài này thì mong a confirm thông tin giúp em ạ)

    Tốn bao lâu & bao nhiêu tiền để trở thành CFA Charter?

    Điều này phụ thuộc vào việc bạn thi cử có hên không. Người giỏi & hên thì thi level 1 tháng 12, level 2 tháng 6, level 3 tháng 6 năm sau là xong hết. Người nào xui thì có thể thi mỗi level 2-3 lần mới pass. Số tiền bạn đóng cũng tuỳ thuộc vào số lần thi & thời gian đóng tiền. Đóng càng sớm thì phí thi càng rẻ. Tính ra mất khoảng 2500$-8500$.
    Vì những điều kiện khắc nghiệt trên nên CFA luôn được xem là kì thì khó nhất trong lĩnh vực tài chính đầu tư. CFA Charter không chắc là siêu phàm, IQ trên 120, đầu tư hơn Buffet nhưng chắc chắn là người rất chăm chỉ, nổ lực & đam mê tài chính.

    nguồn: minhphc- ***********, 300hours
    Ảnh trang chủ: cô Nguyễn Hoài Phương, CFA, giảng viên cho nhiều CFA Charterholder & rất rất nhiều CFA candidate. Theo người viết nhận xét, cô Phương (AFTC) là giáo viên dạy CFA hay nhất tại Việt Nam hiện nay!

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi mang.vn
    đọc xong khỏi muốn học
    Đó cũng là một lựa chọn.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Mình đang theo đuổi giấc mơ CFA và sẽ theo đuổi nó tới cùng ^^

  4. #4
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Chắc người viết chưa được học qua thầy Đặng Quốc HIệp, thầy HUa Chia Yee, cô Thái Hà và thầy Lý Lâm Duy ở FTMS .

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •