[img]http://img3.***********/images/tintuc/2015/10/05/15064.png[/img]
sau những tháng ngày “chìm - nổi”, doanh nghiệp tư nhân dần khẳng định được vị thế trong nền kinh tế việt nam hiện nay. điều này có được nhờ sự lớn mạnh về quy mô, năng lực sản xuất, sức đóng góp cho nền kinh tế. do đó, cộng đồng doanh nghiệp cần hợp sức, đồng lòng để tạo áp lực thay đổi môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập mới.
đây là những ý kiến đáng chú ý tại hội thảo “động lực phát triển kinh tế tư nhân” ngày 3/10 trong chuỗi chương trình lễ trao giải thưởng sao vàng đất việt 2015 do trung ương hội doanh nhân trẻ việt nam phối hợp với thời báo kinh tế việt nam tổ chức.
doanh nghiệp tư nhân là “đầu máy”
phát biểu tại hội thảo, ts.vũ tiến lộc, chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp việt nam (vcci), khẳng định, kinh tế tư nhân là động lực của nền kinh tế, do đó, điều quan trọng là phải tạo động lực cho kinh tế tư nhân.
theo ông lộc, nếu như 30 năm trước khi nước ta bắt đầu cải cách, chúng ta thường dùng đến từ nền kinh tế nhiều thành phần, thực chất là kinh tế thị trường; và sau này chúng ta mới chính thức dùng từ kinh tế thị trường trong các văn kiện của đại hội đảng. nhưng tại thời điểm hiện nay, kinh tế tư nhân mới chính là từ khóa, chính là sự thay đổi nhất của tư duy.
ông lộc nhấn mạnh “thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế, còn kinh tế tư nhân chính là động lực của nền kinh tế. nếu như ví nền kinh tế việt nam như con tàu cao tốc, thì đường ray chính là kinh tế thị trường, còn đầu máy chính là kinh tế tư nhân”.
“ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta đều có thể thấy được bức tranh tương phản của các nền kinh tế chú trọng về kinh tế tư nhân và các nền kinh tế chú trọng kinh tế nhà nước. nhưng nhìn chung, chúng ta không thể phủ nhận kinh tế tư nhân mới chính là động lực để phát triển nền kinh tế. vai trò của nhà nước rất quan trọng, nhưng động lực để phát triển lại chính là kinh tế tư nhân”, ông lộc chia sẻ.
đánh giá về vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân trong luật doanh nghiệp và luật đầu tư, ông nguyễn văn trung, thứ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư cho biết, từ chỗ bắt đầu có 4.000 doanh nghiệp, đến nay đã có 500.000 doanh nghiệp, điều đó đã khẳng định vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân.
việt nam bắt đầu từ nền kinh tế chợ quê tới kinh tế mặt phố và cho đến hiện nay là “mon men” vào nền kinh tế siêu thị. tất cả những giai đoạn này đều ghi nhận sự phát triển nội lực của doanh nghiệp tư nhân.
trách nhiệm thúc đẩy để hoàn thiện thể chế
đề cập đến khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của kinh tế tư nhân, ông nguyễn văn trung cho biết, việt nam đã đi một bước dài về chính sách. luật doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực năm 2000 được xem là cuộc cách mạng cho đội ngũ doanh nghiệp, tạo ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế.
“chúng ta nói nhiều tới đột phá về thể chế, cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc... nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để có thể tạo nên sự đột phá đó phải kể đến vai trò và vị thế to lớn của doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài”, ông trung nói.
với nhiều năm nghiên cứu về hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trong sự phát triển của nền kinh tế, ông nguyễn đình cung, viện trưởng viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (ciem) cũng khẳng định: “một nền kinh tế sẽ không thể phát triển được nếu kinh tế tư nhân không phải là đầu tàu. việc hoàn thiện thể chế là do nhà nước tạo nên. doanh nghiệp là đối tượng sử dụng thể chế nên phải có trách nhiệm thúc đẩy để hoàn thiện thể chế, hay nói cách khác là phải chủ động để tạo sự thay đổi”.
theo ông cung, thể chế bao gồm thể chế chính thức và phi chính thức. thể chế chính thức là các luật lệ do nhà nước ban hành và thể chế phi chính thức là các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
ngoài thể chế ra, hiện tại việt nam còn có “luật rừng”. luật này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển đời sống của chúng ta. nếu như thể chế chính thức và phi chính thức phát triển mạnh thì có thể áp đảo được “luật rừng” và ngược lại.
chính vì vậy, theo ông cung, doanh nghiệp phải làm sao để thể chế chính thức phải minh bạch, phải bao dung, có như vậy nền kinh tế mới phát triển được.
“cộng đồng doanh nghiệp cần đồng lòng, đồng sức và đồng lực thúc đẩy cho một thị trường đầy đủ và bao dung vì sự phát triển và lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng quốc gia”, ông cung nhấn mạnh.
trước các vấn đề về khuôn khổ pháp lý và thể chế được nêu, ông nguyễn văn phúc, phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế quốc hội cho biết: “ủy ban kinh tế quốc hội nói riêng và quốc hội nói chung đã theo dõi rất sát sao việc ban hành các văn bản. trong quốc hội cũng có hơn 40 đại biểu là doanh nhân. họ thường xuyên đưa việc ban hành văn bản hướng dẫn chậm tại các kỳ họp quốc hội.
qua đó, chính phủ cũng đã có những chỉ đạo cụ thể để từng bước khắc phục việc này, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp”.
ông phúc hy vọng, thời gian tới, vcci với vai trò là cơ quan đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân sẽ tiếp tục kiến nghị lên chính phủ để thúc đẩy hơn nữa việc ban hành các văn bản pháp luật để luật sớm được đi vào đời sống.
về vai trò của vcci, chủ tịch vũ tiến lộc chia sẻ: “tôi rất buồn khi luật doanh nghiệp và luật đầu tư sửa đổi đã ra đời, tuy nhiên, việc ban hành hướng dẫn thì chậm trễ. sau việc xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci), vcci đã chủ động báo cáo với chính phủ xếp hạng các bộ ngành về thực hiện pháp luật ở các địa phương, chỉ số mei (chỉ số hiệu quả hoạt động pháp luật về kinh doanh của các bộ) thì hầu hết các bộ ngành đều đạt mức độ 5 - 6 điểm.
điều đó cho thấy, các bộ, ngành còn rất nhiều dư địa để hoàn thành thể chế. ngoài ra, chúng tôi cũng đang tiến hành điều tra lấy ý kiến của doanh nghiệp trong ngành thuế và hải quan, xem xét mức độ thực hiện các nội dung cải cách theo nghị quyết 19”.
theo vneconomy
theo : news. nguồn : bizlive
Bút rung tình được làm từ chất liệu cao cấp mềm mịn, không thấm nước và thân đồ chơi tình dục cho nữ tại đà nẵng Đồ chơi tình dục được sinh sản bởi hãng chuyên xuất đồ chơi dục tình nổi tiếng của...
Dụng cụ cho phái đẹp - bút rung...